Xung quanh vấn đề trang trí nội thất bằng kim loại ~ Cửa gỗ veneer, cua go veneer

Cửa gỗ veneer, cua go veneer: Xung quanh vấn đề trang trí nội thất bằng kim loại

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Xung quanh vấn đề trang trí nội thất bằng kim loại

Kim loại, một vật liệu phổ biến trong công trình kiến trúc, xưa nay vẫn chỉ được nhìn nhận là “lớp lõi” bên trong là chủ yếu. Thực ra, nó còn có nhiều giá trị khác, đặc biệt là giá trị thẩm mỹ mà có thể bạn chưa khai thác nó một cách hợp lý.
tu-van-noi-that-khac
Nội thất nhà ở sang trọng với kim loại
TÍNH TOÁN KỸ VÀ THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ
Các công trình cổ điển châu Âu hoặc biệt thự thời Pháp làm ở Việt Nam với hệ thống hoa văn sắt hay gang đúc thật tinh xảo và sang trọng, nhưng khi đưa vào công trình làm mới hiện nay ở Việt Nam thì không dễ phù hợp. Câu hỏi đặt ra cho gia chủ lẫn nhà thiết kế: làm sao để ngôi nhà sử dụng kim loại trở nên hợp lý và đẹp, không bị cảm giác rối mắt, nặng nề?
Đó không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Bởi nó đòi hỏi sự đồng bộ ở cả 3 khâu là thiết kế, thi công và sử dụng. Ví dụ, ở khâu sử dụng, nếu bạn đã chọn hình thức nhà dùng chi tiết hoa văn cầu kỳ, thì các cấu trúc khác về không gian như hệ cửa, cột, vòm, gờ chỉ… phải hài hòa tương xứng. Một mẫu hoa văn sắt đẹp dù cỡ nào cũng chưa thể nói lên điều gì nếu nó nằm độc lập trên catalogue, không ở trong bối cảnh cụ thể của không gian, thiếu tỷ lệ và liều lượng hợp lý. Hoặc khi nhà thiết kế có khai thác yếu tố truyền thống dân tộc như chữ vạn, chữ thọ, hay lá chuối, cành mai… để cách điệu vào mẫu hàng rào, mẫu lan can, cửa cổng thì cũng không đơn giản, vì tính trang trí đi sau tính tiện dụng, và còn vấn đề bảo trì, thời tiết, môi trường… nữa. Hiện nay, tôi biết một số nhà thiết kế nhiều kinh nghiệm được giao phó thiết kế lại công trình từ những biệt thự cổ điển đều cố gắng tuân thủ đúng nguyên bản. Bởi các bậc tiền nhân đã tính toán kỹ, đã sử dụng kim loại một cách hợp lý và đảm bảo vẻ đẹp của công trình. Thế nên, với hậu thế, khi thêm hay bớt, phải đúng tỷ lệ  tương quan, chứ không làm theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
tu-van-noi-that-khac1
Công trình cải tạo thác nước với hàng ngàn ống nước bằng thép được sơn nhiều màu sắc tạo khu La Defense - Pháp
PHỐI HỢP HÀI HÒA VÀ TINH TẾ
Nhà ở hiện đại sử dụng rất nhiều trang thiết bị bằng kim loại. Một vấn đề đặt ra, là làm thế nào để nó thực sự hài hòa với các chất liệu khác, để cùng mang lại một không gian hoàn hảo hơn, đẹp hơn?
Tôi thường thấy các không gian nhà hàng, khách sạn, cà phê sử dụng kim loại cho tường hay trần khá ấn tượng, thậm chí có thể theo lối nhà xưởng (industrial) để lộ hệ thống kỹ thuật nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ, đồng thời dễ bảo trì…
Đối với nhà ở, một thế hệ chủ đầu tư từ trẻ tuổi đến trung niên đã bắt đầu thích sử dụng những vật liệu bằng kim loại cho các không gian chính. Sự cứng cỏi của chất liệu cùng những sắc màu của chúng mang lại một cá tính đặc biệt cho không gian. Nếu biết cách phối hợp với các chất liệu khác trong đồ nội thất, cũng như trong không gian, sẽ hạn chế được cái cảm giác lạnh lẽo khi bạn nghĩ về chúng.
Bên cạnh sử dụng những vật liệu bằng kim loại, thì việc sử dụng những vật liệu mang màu sắc kim loại đang là một xu hướng hiện nay. Nó có khả năng làm bừng sáng không gian nếu được kết hợp tốt với chiếu sáng.
Không chỉ thể hiện bên trong nhà, phần ngoại thất với cỏ cây, hồ nước khi đi cùng chi tiết kim loại có tạo dáng phù hợp luôn giúp sân vườn trở nên vui tươi, năng động hơn bởi có sự tương tác giữa cứng cáp và mềm mại, giữa nhân tạo và tự nhiên. Như vậy, dùng kim loại cho không gian sống bao nhiêu là đủ tùy thuộc vào sự thử nghiệm, cảm nhận của nhà thiết kế để đi đến phối kết kim loại với các vật liệu khác sao cho hài hòa.
tu-van-noi-that-khac2
Cầu thang với lan can bằng kim loại cầu kì, tinh xảo
PHÁT HUY ƯU ĐIỂM CỨNG VÀ MỀM
Độ cứng và sự mềm của thép đều là những ưu điểm lớn. Nó có khả năng chịu được tác động cơ học, chịu mài mòn, chịu nhiệt nên được sử dụng nhiều trong các cấu kiện chịu lực như làm cột, dầm, sàn, khung mái… Cũng nhờ ưu điểm cứng, chịu lực tốt mà cấu kiện thép thường thanh mảnh hơn so với các loại vật liệu khác như bê tông, gỗ, mang lại những giá trị thẩm mỹ cao. Cùng với khả năng chịu nén, thép có khả năng chịu uốn rất tốt. Vì vậy các kết cấu thép thường cho phép vượt được những nhịp lớn, cho những không gian rộng. Cấu kiện thép có khả năng tổ hợp, lắp ráp, liên kết linh hoạt nên kết cấu thép góp phần làm hình thức kiến trúc đa dạng, phong phú.
Với những kỹ thuật chế tác khác nhau như rèn, đúc, hàn, nguội…, thép cho phép sáng tạo dường như không giới hạn về hình thức cấu kiện, bộ phận kiến trúc làm bằng thép. Thép có thể làm cửa, cổng, hàng rào, lan can, cầu thang, mái… Ở những bộ phận kiến trúc này, thép phát huy mạnh mẽ ưu thế “mềm” của mình, tạo nên những sự duyên dáng, mềm mại cho công trình. Thép góp phần làm phong phú chất liệu bề mặt kiến trúc, làm công trình sinh động hơn, đa dạng hơn.
 
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cửa gỗ Đức Dương. Được tạo bởi Blogger.