tháng 5 2014 ~ Cửa gỗ veneer, cua go veneer

Cửa gỗ veneer, cua go veneer: tháng 5 2014

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Tạo phẳng gỗ nội thất bằng máy trà nhám thùng

Tạo phẳng gỗ nội thất bằng máy trà nhám thùng

Để mở rộng quy mô sản xuất và tăng năng suất lao động, các  công ty đồ gỗ nội thất không thể không sử dụng đến máy trà nhám thùng – một công cụ hỗ trợ  đắc lực trong việc tạo phẳng, nhẵn bề mặt đồ nội thất.

Máy trà nhám thùng làm phẳng bề mặt đồ gỗ

tao phang go noi that bang may tra nham thung Tạo phẳng gỗ nội thất bằng máy trà nhám thùng

Máy trà nhám thùng được sử dụng tại công ty nội thất Đức Dương

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã  từ đó con người sáng tạo ra nhiều loại máy móc, công cụ hỗ trợ nhằm thay thế cho sức lao động của con người. Trong đó phải kể đến sự ra đời của dòng máy trà nhám thùng. Nếu như trước đây, những người thợ mộc thường phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để bào gỗ mới có thể cho ra đời một sản phẩm nội thất, tủ bếp hoàn thiện thì giờ đây nhờ việc đưa máy móc vào sản xuất đã giúp cho các doanh nghiệp tăng năng xuất lao động, qua đó giảm giá thành sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại máy trà nhám thùng với công suất từ 600mm – 1500 mm có xuất sứ từ Đài Loan, Đức, Malaysia…Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng sản xuất và thi công nội thất  mà các doanh nghiệp sẽ có lựa chọn loại máy phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

tao phang go noi that bang may tra nham thung 1 Tạo phẳng gỗ nội thất bằng máy trà nhám thùng

Tạo phẳng khung cửa gỗ bằng máy trà nhám thùng

Nhờ quá trình tư vấn và thiết kế nội thất, được thực hiện nhanh, mà các nhân viên bán hàng của công ty nội thất Đức Dương có thể chủ động thỏa thuận với khách hàng về việc áp đặt thời gian cung cấp sản phẩm mà không phải băn khoăn nhiều đến khả năng cung ứng của bộ phận sản xuất vì tất cả đã được cơ giới hóa bằng hệ thống máy móc kỹ thuật hiện đại cho phép nâng cao năng suất và đáp ứng yêu cầu trả hàng trong thời gian ngắn nhất (thường rơi vào khoảng từ 7 – 10 ngày là phía công ty chúng tôi có thể sản xuất hoàn thiện trọn một gói đồ nội thất gia đình).

Tủ bếp Đức Dương – Website: http://tubepducduong.com

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Phong thủy cho tủ bếp

Dù bếp trong không gian hiện đại ngày nay có nhiều biến đổi về tiện nghi nhưng vẫn tuân theo các nguyên tắc phong thuỷ truyền thống cần được gia chủ lư tâm.

Theo phong thủy học truyền thống, lúc thiết kế nhà bếp ngôi nhà của bạn cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

"Tàng phong tụ khí"
tu-bep-go-cong-nghiep-son-mau-trang-1
Với các căn nhà phố,  tủ bếp thường được bố trí ở phần phía sau ngôi nhà - Ảnh: H.TR.
 Nguyên tắc phong thủy học truyền thống cho rằng khi bố trí bếp trong nhà ở gia đình phải đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí” (tức phải tránh gió để tụ được khí). Do đó, khi thiết kế, nhà bếp cần tránh các hướng bị gió thổi. Theo ý nghĩa đó, nhà bếp nên được bố trí ở phần phía sau của ngôi nhà, cách cửa chính càng xa càng tốt vì cửa chính là nơi không khí lưu động khiến khí bị tán chứ không tụ lại được. Tuy nhiên, không vì thế mà thiết kế phòng bếp bị đóng kín vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới vận thế của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. Bếp cần có ít nhất một mặt thoáng, giúp căn phòng thông thoáng, sạch sẽ. Khi thiết kế, cần tránh các hướng gió lùa là được.

"Thủy hỏa bất tương dung"

tu-bep-go-cong-nghiep-son-trang-41
Tủ Bếp veneer thiết kế hình chữ L tránh bếp nấu và bồn rửa - Ảnh: H.TR.
 Hỏa khí của bếp nấu và thủy khí của hệ thống vòi nước trong nhà bếp vốn xung khắc với nhau. Vì thế, khi
thiết kế, bếp nấu và vòi nước không nên đặt cạnh nhau. Theo ý nghĩa đó, bếp nấu và tủ lạnh cũng không nên đặt cạnh nhau. Cần tuyệt đối tránh thế bếp nấu bị kẹt giữa hai yếu tố có mang theo thủy như vòi nước, tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa bát… Thêm vào đó, khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong phòng bếp cũng cần chú ý không đặt bếp lên trên hệ thống rãnh, mương hay đường cấp thoát nước gian bếp để tránh sự xung khắc rất tối kỵ này.

Tọa hung hướng cát

tủ bếp gỗ sồi
 Tủ bếp gỗ sồi đẹp tại Nội Thất Đức Dương
“Tọa hung hướng cát” nghĩa là bếp đặt tại vị trí của hướng xấu nhưng mặt quay về hướng tốt. Các nhà nghiên cứu phong thủy khuyên nên đặt bếp ở 4 hướng xấu trong cung bổn mệnh: họa hại, lục sát, ngũ quỷ, tuyệt mệnh. Sở dĩ phong thủy khuyên đặt nhà bếp ở các vị trí xấu bởi nếu nhà bếp ở những vị trí này sẽ hỗ trợ áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ. Khí dương mà lửa từ bếp nấu sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi, giúp cải thiện được phong thủy trong nhà một cách rất hiệu quả. Tuy nhiên, bếp phải “hướng cát” để hướng về các điều lành, giúp mọi thành viên trong gia đình gặp được phúc đức, tốt lành.

Hướng đặt tủ bếp cát lợi

tu-bep-go-cong-nghiep-son-trang-123
Việc đặt bếp theo hướng giúp dung hòa không khí trong nhà - Ảnh: H.TR.
Nhà bếp đặt ở hướng bắc trong nhà, phía bắc thuộc thủy, xưa gọi thủy hỏa đã có sẵn, gia chủ luôn được bình an. Nhà bếp thuộc phía đông hoặc nam trong nhà. Ngũ hành của hai hướng này thuộc mộc, đây là bố cục mộc hỏa thông hiểu. Người ở trong nhà sẽ được quý nhân phù hộ. Nhà bếp thuộc hướng đông bắc trong nhà. Ngũ hành của hướng đông bắc thuộc thổ, gọi là hỏa thổ tương sinh. Đây là hiện tượng dung hòa, hỏa là quẻ trung tâm, thổ là quẻ thiếu dương. Đây là dương âm tương hợp, trung cát. Nhà bếp ở hướng tây bắc hoặc phía tây trong nhà, ngũ hành của hai hướng này thuộc kim. Đây là hiện tượng hỏa kim tương khắc, gia chủ vận khí không tốt. Nhà bếp ở phía tây nam trong nhà. Tây nam là hướng dễ sinh bệnh, ngũ hành thuộc thổ. Thổ hỏa xung khắc, người trong nhà sẽ bị nhiều bệnh tật.
ontent style="COLOR: #222222">Không bố trí  tủ bếp gần phòng vệ sinh

tu bep acrylic 02
tủ bếp acrylic
Tủ bếp là nơi dành cho việc nấu nướng, chế biến thức ăn cho các thành viên trong gia đình. Nhà bếp có bếp nấu - có lửa thuộc về hỏa. Còn phòng vệ sinh là nơi có nước, thuộc về thủy. Theo ngũ hành, thủy và hỏa vốn tương khắc nhau nên việc bố trí nhà bếp giáp tường hoặc gần với phòng vệ sinh là điều tối kỵ. Nếu không thể thay đổi vị trí hai không gian sống này trong nhà, thì bạn có thể hóa giải rắc rối đó một phần nào đó bằng cách tăng cường sự thông thoáng giữa hai bên và phải giữ cho bếp cũng như nhà vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ. Ngoài ra, nên ngăn cách không gian giữa hai khu vực này bằng cách bố trí thêm một chiếc cửa hoặc bình phong.
Theo TTO
Nội Thất Đức Dương - Website: http://tubepducduong.com
Cửa gỗ Đức Dương. Được tạo bởi Blogger.